Chùa Sà Lôn Sóc Trăng đang ngày càng được biết đến như là một trong những điểm đến tâm linh ở miền Tây. Vậy ngôi chùa cổ kính này có điều gì đặc biệt mà lại thu hút được đông đảo du khách khắp nơi đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Một số thông tin thú vị về chùa Sà Lôn – Sóc Trăng
Là ngôi chùa có nhiều cái tên thú vị
Cái tên Sà Lôn có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “Wath Sro Loun” hay được đọc chại lại là “Sà Lôn”. Cái tên này được đặt theo con rạch có tên “Chro Luong” trong đường làng gần chùa trước đây. Ngoài ra, chùa Sà Lôn còn có tên gọi khác là Chén Kiểu.
Đúng như cái tên Chén Kiểu, ngôi chùa này được xây dựng và thiết kế hết sức độc đáo từ những mảnh chén dĩa, sành sứ được ốp lên tường thay cho gạch thông thường.

Đường di chuyển đến chùa Sà Lôn
Chùa Sà Lôn tọa lạc tại đường quốc lộ 1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Do đó, để di chuyển đến đây du khách sẽ xuất phát từ trung tâm thành phố Sóc Trắng đến đường Trần Hưng Đạo tại công viên Bạch Đằng, sau đó chạy thẳng đến vòng xoay giao với quốc lộ 1A và đi tầm khoảng 3km là tới chùa.

Kiến trúc công trình mang đậm màu sắc văn hóa Khmer Nam Bộ
Chùa Sà Lôn được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor Khmer hay kiến trúc Angkor Campuchia. Trong đó có các hạng mục như chính điện, sala, tháp cốt, … Điều gây ấn tượng đầu tiên đến du khách là cổng chùa được thiết kế với ba ngôi tháp được tô điểm bởi những hoa văn được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Với gam màu chủ đạo là đỏ cam, chiếc cổng tam quan này thể hiện cho sự tinh túy, quý giá và linh thiêng.
Mỗi chi tiết dù là lớn hay nhỏ nhất đều sẽ có một màu sắc khác nhau như đỏ, xanh, cam trắng, … Tuy nhiên, tất cả tạo nên một tổng thể vô cùng hài hòa không hề gây rối thị giác tạo nên vẻ đẹp riêng khó có ngôi chùa nào có được.

Chùa Sà Lôn sống cùng năm tháng lịch sử
Tương truyền rằng, ngôi chùa này xuất hiện từ năm 1815, ban đầu chỉ được dựng lên từ cây lá và sau đó được xây dựng lại khá nhiều lần. Trong thời kỳ chiến tranh, chùa Sà Lôn bị đánh bom sập chánh điện. Có thể nói đây là một trong những ngôi chùa hiếm hoi chứng kiến năm tháng chiến tranh tàn khốc nhất của đất nước.
Vào năm 1969, trụ trì đời thứ 9 tức sư thầy Tăng Đuch bắt đầu xây dựng lại ngôi chùa với quy mô lớn gồm chánh điện, sala, khu tháp, … Mặc dù mãi cho đến năm 1980, ngôi chùa đã cơ bản hoàn thành, nhưng do thiếu kinh phí nên nhà chùa tận dụng chén dĩa kiểu để trang trí thay cho gạch.

Ý tưởng thiết kế có 1 – 0 – 2
Nhắc đến phong cách kiến trúc của chùa Sà Lôn thì có thể nói rằng đây là ý tưởng thiết kế ở đây là độc nhất vô nhị. Ngoài các công trình kiến trúc cổ điển cùng với đó là các tượng loài vật bằng đá trên bệ cao, cột cờ điêu khắc rắn thần Naga xòe 5 đầu – biểu tượng quan trọng trong văn hóa truyền thống của Phật giáo Khmer. Tương truyền rằng, đây chính là loài rắn thần xòe đầu ra để che chắn bảo vệ cho Đức Phật trong khi người tọa thiền.
Điểm đặc biệt nằm ở chính điện đó là ý tưởng độc đáo ốp tường, trang trí bởi các mảnh chén dĩa, sành sứ. Được biết rằng khi trùng tu lại chùa trong 1980, do thiếu kinh phí nên trụ trì đã kêu gọi người dân quyên góp chén dĩa trang trí. Điều này vô tình đã tạo nên các hoa văn đa màu sắc tạo nên nét độc đáo cho ngôi chùa Sà Lôn này.


Trưng bày hai chiếc giường quý giá của công tử Bạc Liêu
Nơi đây lưu giữ hai chiếc giường quý giá của công tử Bạc Liêu. Được biết hai chiếc giường này được thiết kế để phục vụ phù hợp với hai mùa. Chiếc giường với mặt đá cẩm thạch dùng để phục vụ cho mùa nóng. Chiếc giường với gỗ giáng hương thì để dùng cho mùa mưa.
Câu chuyện được người dân truyền tai nhau rằng vào năm 1945 do tình hình đất nước vẫn chưa ổn định nên công tử Bạc Liêu quyết định chuyển hết tất cả tài sản của mình đến nhà lầu Bàu Sàng ở Vĩnh Lợi. Tuy nhiên sau đó, một số gia nhân trong nhà ông đã trộm tất cả tài sản đó và rao bán khắp nơi. Người ta cho rằng hai chiếc giường trên đã bị yểm bùa vì chúng rơi vào nhà nào thì nhà đó tan gia bại sản. Sau đó, nhà chùa đã mua lại hai chiếc giường này và để trưng bày nhưng theo một số nguồn khác thì chính công tử Bạc Liêu đã hiến tặng chúng lại cho chùa.

Chùa Sà Lôn – Sóc Trăng là điểm tổ chức các lễ hội truyền thống
Bên cạnh đó, chùa Chén Kiểu còn thu hút số lượng lớn du khách và tín đồ Phật tử vào các dịp lễ lớn trong năm như:
- Lễ dâng cơm vào Tết Nguyên Đán
- Lễ Dâng y hay còn gọi là lễ Kathina diễn ra kéo dài gần một tháng từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Theo quan niệm của người Khmer xưa thì bất kỳ ai tham gia lễ dâng y cà sa thì sẽ gặp được nhiều may mắn.
- Lễ hội Oóc Om Bóc hay lễ hội Đua ghe Ngo diễn ra vào tháng 10 âm lịch hằng năm.
Chùa Sà Lôn trở thành điểm check – in siêu hot của giới trẻ
Với tất cả những điều thú vị trên thì chùa Sà Lôn đã trở thành một trong những điểm check – in không thể bỏ qua của giới trẻ khi du lịch đến miền Tây. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tậu được cho mình những bức ảnh sống ảo vô cùng nghệ thuật.


Kết
Và trong bài viết trên, quý bạn đọc đã cùng chúng tôi khám phá các điều thú vị của chùa Sà Lôn Sóc Trăng. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn!